Bảo Vệ Thông Tin Cá Nhân Là Gì
MXH là một dạng xã hội ảo nhưng giống như ngoài xã hội thật,có đủ những tính năngnhư trò chuyện, gửi thư điện tử, đăng bài viết cá nhân, tham gia bình luận. MXH hoạt động trên nguyên tắc kết nối và chia sẻ thông tin, do vậy, người sử dụng bắt buộc phải cung cấp một số thông tin cá nhân nhất định (như trường học, đơn vị công tác, nơi sinh sống, sở thích, email, số điện thoại…) Càng nhiều thông tin mà người sử dụng cung cấp lên MXH, càng làm tăng nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng, làm ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của bản thân. Sử dụng các thông tin đưa lên MXH như vị trí địa lý, sở thích cá nhân, danh sách bạn bè, kẻ xấu có thể khai thác thêm các thông tin cá nhân khác hoặc các dữ liệu tài chính, ngân hàng của người dùng.
Làm thế nào để bảo mật thông tin cá nhân trên mạng?
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, chỉ trong 03 tháng đầu năm 2024 đã có hơn 300.000 nguy cơ tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin trên toàn quốc. Hệ thống của Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia cũng đã ghi nhận hơn 13.000 sự kiện an toàn thông tin liên quan đến tấn công mã hóa tống tiền trên các hệ thống thông tin.
Do đó, việc áp dụng các biện pháp nhằm bảo mật thông tin cá nhân trên mạng hiện nay là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 07 cách bảo mật thông tin cá nhân mà người sử dụng mạng Internet có thể tham khảo:
[1] Hạn chế việc chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng: Hạn chế chia sẻ các thông tin liên quan tới tài khoản ngân hàng, thông tin về căn cước, số điện thoại, địa chỉ cư trú...trên mạng. Bảo đảm chỉ cung cấp thông tin cá nhân của mình cho cá nhân và tổ chức uy tín.
[2] Sử dụng mật khẩu an toàn để bảo vệ tài khoản: Mật khẩu nên dài hơn 8 ký tự và bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Sử dụng các mật khẩu quá đơn giản sẽ tạo điều kiện cho tội phạm mạng dễ dàng tiếp cận đến các tài khoản cá nhân chỉ qua vài thao tác tấn công đơn giản.
[3] Thay đổi mật khẩu định kỳ: Thay đổi mật khẩu thường xuyên sẽ giúp hạn chế rủi ro để lộ mật khẩu.
[4] Không nhấp vào các đường link lạ: Tuyệt đối không nhấp vào các đường link lạ được nhận từ tin nhắn, hoặc Gmail,... khi chưa kiểm tra kỹ càng. Các đường link này có thể chứa các mã độc lấy cắp toàn bộ thông tin cá nhân của người dùng khi nhấp vào.
[5] Không cài đặt phần mềm lạ, không rõ nguồn gốc: Nên cài đặt phần mềm thông qua các chợ ứng dụng, hoặc ít nhất là thông qua các trang web chính chủ. Hạn chế cài đặt các phần mềm từ các trang không rõ nguồn gốc.
[6] Chủ động tìm hiểu về các phương thức bảo mật thông tin: Nên thường xuyên cập nhật, theo dõi các thông tin về các mối đe dọa bảo mật và học cách phòng ngừa chúng để hạn chế nguy cơ gặp rủi ro đáng tiếc.
[7] Sử dụng công cụ diệt virus, bảo mật thông tin cá nhân uy tín: Có thể đầu tư các phần mềm diệt virus, bảo mật thông tin uy tín trên thiết bị điện tử để có thể dễ dàng phát hiện nhanh các mã độc đang hoạt động trong thiết bị, đồng thời sẽ có phương hướng giải quyết tiếp theo nhanh chóng.
Làm thế nào để bảo mật thông tin cá nhân trên mạng? Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng?
Căn cứ Điều 20 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng như sau:
Như vậy, cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải thiết lập kênh thông tin trực tuyến để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng.
Ngoài ra, định kỳ hằng năm, cơ quan quản lý nhà nước phải tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân và trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành kiểm tra đột xuất.
Các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng là gì?
Căn cứ Điều 16 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng.
Theo đó, có 05 nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng như sau:
- Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý.
- Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình.
- Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.