Du Lịch Lào Bằng Xe Tự Lái
Ngày 1.11, thông tin từ UBND TP.Móng Cái (Quảng Ninh) cho biết, đến thời điểm này địa phương đã hoàn thành việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để đón khách bằng xe du lịch tự lái giữa TP.Móng Cái và TP.Đông Hưng qua Cửa khẩu Bắc Luân 2 (Cửa khẩu quốc tế Móng Cái).
Hiện nay tại các điểm du lịch thường xuất hiện những loại phương tiện ô tô điện chở khách ( xe điện du lịch ), nó được phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách tại các điểm resort, các địa điểm tham quan du lịch, sân bay, bến xe. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết khi lái những loại phương tiện này thì cần GPLX loại gì, ngoài GPLX ra phải cần những tiêu chuẩn gì đê lái được loại phương tiện này?
Phương tiện xe điện du lịch 8 chổ ngồi thương hiệu LVTONG
Những quy định về ô tô điện ( xe điện du lịch )
Các phương tiện thân thiện với môi trường đang được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Nhà nước cũng đã nhanh chóng cập nhật các chế tài mới phù hợp với loại xe này, vốn đang trở thành xu thế. Khi bạn điều khiển phương tiện như xe điện, bạn cần hoàn thành các thủ tục đăng ký theo quy định. Ngoài ra, hiện nay có nhiều phương tiện hỗ trợ sạc xe điện, giúp bạn di chuyển thuận tiện và dễ dàng hơn.
Lái xe điện du lịch có cần bằng không?
Trong trường hợp vi phạm; người điều khiển xe điện bốn bánh phải chịu toàn bộ trách nhiệm và bị xử phạt theo đúng quy định của luật. Nếu không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt theo quy định mới nhất 2024
Du lịch Lào bằng ôtô tự lái mang đến sự chủ động cho khách Việt, chi phí rẻ, thủ tục dễ dàng, là một gợi ý cho dịp 30/4.
Nằm ở phía tây Việt Nam, với đường biên giới trải dài từ phía bắc tới khu vực Tây Nguyên, Lào sở hữu nền văn hóa khá tương đồng Việt Nam nhưng vẫn có những nét đặc trưng về truyền thống, ẩm thực và cảnh sắc thiên nhiên phong phú.
Khí hậu Lào được chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9. Thời điểm du lịch Lào thích hợp nhất là mùa khô, thuận lợi di chuyển và trải nghiệm.
Du khách có thể đến Lào bằng nhiều phương tiện như máy bay, xe khách, tàu cao tốc. Công dân Việt Nam còn có thể mang phương tiện cá nhân qua cửa khẩu để di chuyển trong địa phận Lào. Với thời gian gần một tuần, như dịp nghỉ lễ 30/4 sắp tới, du khách Việt có thể trải nghiệm hình thức này.
Giấy tờ được cấp để đưa xe ôtô qua Lào. Ảnh: Minh Anh
Thủ tục đưa xe ôtô từ Việt Nam qua Lào
Du lịch Lào bằng ôtô cá nhân mang đến nhiều tiện lợi và tiết kiệm. Hiện vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam có giá 7-10 triệu đồng, trong khi toàn bộ chuyến đi đường bộ chỉ mất khoảng 10 triệu đồng cho một tuần. Bên cạnh đó, bạn còn có thể thoải mái khám phá những điểm đến, những cung đường và dừng nghỉ theo ý thích.
Đỗ Loan (34 tuổi, Hải Phòng) hiện làm kinh doanh và thường xuyên từ Việt Nam sang Lào bằng ôtô cá nhân. Lần gần nhất chị sang Lào vào ngày 20/2. Theo chia sẻ của chị Loan, du khách cần có giấy phép liên vận. Hiện có thể làm đơn đề nghị cấp giấy phép online trên cổng thông tin của Bộ Giao thông Vận tải và các Sở Giao thông Vận tải địa phương. Giấy sẽ được cấp sau từ một đến ba ngày kể từ khi nộp hồ sơ và có thời hạn một tháng.
Để lấy giấy phép, du khách cần: đăng ký xe, giấy phép lái xe, chứng nhận bảo hiểm, giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Người đăng ký bắt buộc phải là chủ phương tiện và loại xe đăng ký là ôtô cá nhân, sang Lào với mục đích phi thương mại. Nếu không chính chủ, phải có giấy ủy quyền. Ngoài ra, cần có đầy đủ giấy tờ cá nhân như hộ chiếu, căn cước công dân.
Khách Việt sẽ xuất - nhập cảnh thông qua các cặp cửa khẩu:
8 cặp cửa khẩu quốc tế gồm Tây Trang (Điện Biên) - Panghok (Phongsaly), Na Mèo (Thanh Hóa) - Nam Soi (Huaphanh), Nậm Cắn (Nghệ An) - Nam Can (Xieng Khoang), Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Nam Phao (Bolikhamxai), Cha Lo (Quảng Bình) - Naphao (Khammouane), Lao Bảo (Quảng Trị) - Densavan (Savannakhet), La Lay (Quảng Trị) - Lalay (Salavan), Bờ Y (Kon Tum) - Phoukeua (Attapeu).
7 cặp cửa khẩu quốc gia gồm Huổi Puốc (Điện Biên) - Na Son (Luang Prabang), Chiềng Khương (Sơn La) - Ban Dan (Huaphanh), Lóng Sập (Sơn La) - Pa Hang (Huaphanh), Tén Tần (Thanh Hóa) - Somvang (Huaphanh), Hồng Vân (Thừa Thiên Huế) - Kutai (Salavan), A Đớt (Thừa Thiên Huế) - Tavang (Sekong), Nam Giang (Quảng Nam) - Dak Ta Ooc (Sekong).
Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Nam Phao (Bolikhamxai). Ảnh: Đỗ Loan
Tại cửa khẩu Việt Nam, du khách làm thủ tục xuất cảnh, xác nhận đóng dấu, phí 50.000 đồng một xe và 10.000 đồng một người. Xe và hành lý sẽ được kiểm tra qua máy quét. Sau khi thông quan sẽ có nhân viên kiểm tra hộ chiếu và hỏi thêm thông tin chuyến đi.
Đến cửa khẩu Lào, du khách đưa xe vào nơi kiểm tra, mang sổ liên vận cùng toàn bộ hộ chiếu của đoàn vào làm thủ tục như các bước ở cửa khẩu Việt Nam. Chi phí 50.000 Kip một người và 50.000 Kip một xe (khoảng 70.000 đồng).
Sau khi làm xong thủ tục, phải mua bảo hiểm bắt buộc cho xe. Đây là loại bảo hiểm chỉ có thể mua ở cửa khẩu Lào, phí 80.000 Kip (khoảng 120.000 đồng). Sau khi kiểm tra, xe sẽ được hải quan Lào cấp giấy phép thông hành có đóng dấu để di chuyển trong địa phận Lào. Nếu gặp khó khăn do ngôn ngữ, có thể thuê dịch vụ làm thủ tục với chi phí khoảng 50.000 Kip.
Chiều về qua cửa khẩu tại Lào và Việt Nam tương tự chiều đi, thủ tục nhanh hơn. Thời gian thông quan các cửa khẩu từ 7h đến 19h.
Bùi Thanh (Hải Phòng), từng lái xe sang Lào du lịch, cho hay có hai cửa khẩu phổ biến nhất người Việt thường xuất cảnh là Cầu Treo (Hà Tĩnh) dẫn tới thủ đô Vientiane và Nậm Cắn (Nghệ An) tới cố đô Luang Prabang. Sau đó, du khách sẽ đi theo hành trình Vientiane - Vang Viêng - Luang Prabang - Xiêng Khuang hoặc ngược lại. Đây đều là những điểm đến nổi tiếng và thuận tiện trên hành trình lái xe.
Pha That Luang, ngôi chùa dát vàng nổi tiếng ở thủ đô Vientiane. Ảnh: Đỗ Loan
Thủ đô Vientiane nằm ở bờ đông bắc của một khúc sông Mekong. Các kiến trúc, công trình ở Vientiane mang đậm nghệ thuật Phật giáo với những ngôi chùa nổi tiếng như chùa dát vàng Pha That Luang, chùa Wat Si Muang, công viên Xieng Khuan (Buddha), nơi có hơn 200 tác phẩm điêu khắc về Phật giáo, Khải hoàn môn Patuxay - biểu tượng của Vientiane.
Vientiane nổi tiếng với món cá nướng được đánh bắt từ sông Mekong, ping kai - gà nướng nguyên con, nộm đu đủ xanh pok pok. Ấn tượng nhất là các món ăn từ côn trùng như nhện, dế, trứng kiến, châu chấu được chế biến theo nhiều cách: chiên, xào, nướng.
Vang Vieng là điểm đến yêu thích của du khách nước ngoài. Tại đây, bạn có thể bay khinh khí cầu, chèo thuyền kayak trên sông Nậm Song, khám phá hang Tham Pha Daeng và chứng kiến hàng trăm con dơi bay ra từ trong hang, ngắm thác Kaeng Nyui, trekking đỉnh núi Phangern hay đài quan sát Nam Xay để có góc nhìn toàn cảnh về thành phố.
Trong phiên chợ địa phương mở vào khoảng 5h mỗi ngày, nhiều hàng quán bán cả thịt dơi, sóc, khỉ, chuột. Tối đến, du khách có thể thưởng thức ẩm thực, bia Lào trong những căn chòi bằng tre trên sông Nậm Song.
Luang Prabang từng là thủ đô cho đến năm 1975, có lịch sử hàng nghìn năm. Luang Prabang được biết đến với nhiều ngôi chùa Phật giáo cổ như chùa Wat Xieng Thong mạ vàng có từ thế kỷ 16, chùa Wat Mai, nơi ở của người đứng đầu Phật giáo Lào. Du khách cũng có thể lên đỉnh Phousi ngắm bình minh và hoàng hôn hoặc tham quan quần thể thác ba tầng Kuang Si, thác Tad See.
Tại Luang Prabang có món tàn ong nướng thường được ăn vào buổi sáng, xúc xích Sai Oua vị cay nồng, gỏi đu đủ Som Tam (giống của Thái Lan) được biến tấu theo khẩu vị địa phương. Đồ ăn ở Luang Prabang rẻ hơn so với Vientiane.
Khoảng 5-6h, du khách chứng kiến và tham gia lễ khất thực của các nhà sư. Nhà sư đi chân trần dọc các con đường để nhận đồ ăn từ người dân và khách du lịch.
Cánh đồng Chum là một cảnh quan khảo cổ cự thạch được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới. Ở đây có hơn 2.000 chiếc chum đá có niên đại từ khoảng năm 500 TCN tới năm 500 SCN. Hiện mới chỉ có 3 điểm quanh thị xã Phonsavan được đưa vào khai thác du lịch. Sức hút của cánh đồng chum đến từ việc hiện vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp cho công dụng của những chiếc chum đá đối với người cổ đại.
Xieng Khuang là nơi sản xuất những loại gạo nếp và nếp cẩm ngon nổi tiếng của Lào. Vì vậy du khách không nên bỏ qua món xôi ở đây. Tam Maak Hung - nộm đu đủ được giã chung với hơn chục loại gia vị cũng là một đặc sản nên thử ở Phonsavan (Xieng Khuang).
Lào có đủ các khu lưu trú từ nhà nghỉ bình dân đến các khách sạn cao cấp 4-5 sao thương hiệu quốc tế. Giá mỗi đêm dao động từ 300.000 đồng đến 5 triệu đồng tùy hạng phòng. Có thể đặt phòng dễ dàng trên ứng dụng Agoda hay Booking. Ngoài ra, du khách có thể liên hệ Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại các thành phố ở Lào để có chỗ ở, tuy nhiên số lượng hạn chế.
Địa hình đường đi từ cửa khẩu vào khu vực nội địa Lào nhiều đèo dốc, có ổ voi, ổ gà. Để thuận tiện nhất, du khách nên lựa chọn các dòng xe ôtô gầm cao.
Mang theo các dụng cụ sửa xe hoặc hỗ trợ cho xe như bơm điện, bộ kích thay bánh để có thể tự xử lý tại chỗ vì đường đi khá vắng vẻ.
Giá xăng ở Lào đắt hơn Việt Nam, để tiết kiệm nên đổ đầy bình trước khi sang cửa khẩu.
Mật độ xe ôtô ở Lào không cao nên ít xảy ra hiện tượng tắc đường. Người Lào hầu như không bóp còi xe.
Gần cửa khẩu có các hàng quán ven đường, du khách có thể đổi tiền sang Kip Lào và mua sim điện thoại. 1 Kip Lào bằng khoảng 1,4 VND. Có thể mang USD sang Lào đổi, hoặc mua Kip tại Việt Nam.