Hiện nay, tất cả các quốc gia muốn bảo vệ hàng hóa của quốc gia mình đều cần đưa ra hạn ngạch nhập khẩu (tiếng Anh: Import Quota) và hạn ngạch nhập khẩu ấy cần được tính toán trước khi quyết định để có thể mang lại được lợi ích tối ưu cho quốc gia của mình.

Đặc điểm quản lí bằng hạn ngạch

- Một là, quản lí về số lượng hoặc giá trị hàng hóa.

- Hai là, quản lí về thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

- Hạn ngạch nhập khẩu quốc gia: thị trường nhập khẩu là một quốc gia.

- Hạn ngạch nhập khẩu khu vực: thị trường nhập khẩu là một khu vực.

- Hạn ngạch nhập khẩu toàn cầu: thị trường nhập khẩu là tất cả các nước.

- Ngoài ra, các hạn ngạch hạn chế nhập khẩu thường được qui định kèm theo quản lí bằng biện pháp thuế quan nên được gọi ghép là hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch thuế quan là cắt giảm thuế quan đối với một số lượng hàng nhập khẩu nhất định. Hàng nhập khẩu vượt quá định mức này phải nộp thuế cao hơn. Trong đó có hai loại cơ bản là:

• Hạn ngạch thuế quan mở cửa thị trường tối thiểu.

• Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành.

Mục đích của quản lí nhập khẩu bằng hạn ngạch

- Thứ nhất, bảo hộ sản xuất trong nước: việc bảo hộ sản xuất nội địa có thể đạt được bằng biện pháp đánh thuế, cũng có thể đạt được bằng các biện pháp phi thuế quan khác, trong đó có hạn ngạch nhập khẩu.

- Thứ hai, sử dụng có hiệu quả quỹ tiền tệ: trong trường hợp cán cân thanh toán mất cân đối để hạn chế sử dụng ngoại tệ. Hạn ngạch là một trong những biện pháp có tác động mạnh, trực tiếp khắc phục tình trạng này thông qua việc hạn chế nhập khẩu.

- Thứ ba, thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài: hạn ngạch còn được cấp cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết mà Chính phủ đã ký kết với nước ngoài. Những cam kết này thường mang cả ý nghĩa chính trị và kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội)

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, ngày 26/2/2024, ông Zulkifli Hasan, Bộ trưởng Thương mại Indonesia, cho biết Chính phủ Indonesia đã quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 thêm 1,6 triệu tấn.

Nguyên nhân do sản xuất gạo trong nước bị thiếu hụt, xuất phát từ việc gieo cấy vụ canh tác chính trong năm bị chậm vì thiếu nước canh tác, ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino trong năm 2023. Theo dự kiến, việc thu hoạch vụ lúa này sẽ diễn ra vào tháng 5 và tháng 6/2024, thay vì tháng 3 và tháng 4 hàng năm.

Như vậy, với lượng gạo nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn, tổng lượng lượng gạo hạn ngạch Chính phủ quyết định nhập khẩu trong năm 2024 sẽ là 3,6 triệu tấn.

Cho đến nay, Bộ Thương mại Indonesia đã cấp giấy phép nhập khẩu gạo cho 2 triệu tấn. Giấy phép nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn sẽ sớm được ban hành sau khi hoàn tất một số thủ tục hành chính liên quan.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết trong vài ngày gần đây, giá gạo tại thị trường Indonesia đang gia tăng mạnh do nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng. Tính tới tháng 2/2024, Indonesia đã trải qua 8 tháng thâm hụt gạo liên tiếp do sản xuất trong nước thiếu hụt so với nhu cầu. Hiện tượng gạo khan khiếm tại các siêu thị đã xuất hiện.

Bộ trưởng Thương mại Indonesia đã phải đề nghị người dân chuyển sang mua gạo bình ổn giá của Chính phủ để tránh việc giá gạo tăng quá cao trên thị trường tự do.

Giá bán gạo lẻ tại thị trường lên tới 80.000 ru-pi (tương đương 5,17 USD)/5kg so với mức giá trần Chính phủ ấn định chỉ là 69.500 Rp (4,45 USD)/5kg.

Theo Cơ quan thống kê Indonesia, trong tháng 1/2024, nước này đã nhập khẩu 441,93 nghìn tấn, tăng 82,19% so với tháng 1/2023, tương đương giá trị 279,2 triệu USD. Trong đó, lượng gạo nhập từ Thái Lan là 237,64 nghìn tấn, từ Pakistan là 129,78 nghìn tấn, Myanmar 41,61 nghìn tấn, Việt Nam là 32,34 nghìn tấn, Campuchia 2,5 nghìn tấn.

Trong năm 2023, Indonesia đã vươn lên trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam với sản lượng hơn 1,1 triệu tấn, thu về hơn 640 triệu USD, tăng mạnh 878% về lượng và tăng đến 992% về trị giá so với năm 2022.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho rằng với tình hình gạo đang thiếu hụt nghiêm trọng, trong bối cảnh mùa vụ thu hoạch chính vụ chưa bắt đầu và tháng lễ Ramdan của người Hồi giáo sẽ bắt đầu trung tuần tháng 3/2024 và kéo dài trong 01 tháng, khiến nhu cầu lương thực, thực phẩm sẽ tiếp tục gia tăng mạnh.

Dự báo, Chính phủ Indonesia sẽ phải tiếp tục sớm mở thầu mua thêm gạo, ngoài đợt mở thầu thu mua 500.000 tấn gạo ngày 17/1/2024 vừa qua (trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã thắng thầu cung cấp hơn 300.000 tấn).

Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường, tận dụng tranh thủ cơ hội xuất khẩu gạo trong những tháng đầu năm sang thị trường Indonesia này.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam cán đích 8,1 triệu tấn, tương ứng 4,7 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 35% về giá trị so với năm 2022.

Ngành gạo Việt Nam đã lập kỷ lục xuất khẩu cả về lượng và kim ngạch sau 34 năm tham gia vào thị trường toàn cầu. Bình quân giá gạo xuất khẩu trong năm 2023 đạt 580 USD/tấn, tăng 19% so với năm 2022. Trong đó, Indonesia là thị trường có mức độ tăng trưởng mạnh nhất.

Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá năm 2022 là 113.000 tấn

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường (mã HS 17.01) phân giao theo phương thức đấu giá năm 2022 là 113.000 tấn, gồm lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường thô 79.000 tấn; lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường tinh luyện 34.000 tấn.

Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường thông qua phương thức đấu giá tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022 vào tháng 9/2022.

Đối tượng áp dụng, thương nhân được đăng ký tham gia, quyền và nghĩa vụ của các thương nhân đăng ký tham gia và trúng đấu giá, nguyên tắc và quy trình, thủ tục phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022 và các nội dung khác có liên quan được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá.

Sau khi kết thúc Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022, Hội đồng có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương về kết quả phân giao để Bộ Công Thương ban hành văn bản thông báo giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường cho thương nhân trúng đấu giá theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quota)

Hạn ngạch nhập khẩu trong tiếng Anh gọi là Import Quota.

Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch ngập khẩu được qui định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó, thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hóa đó từ đâu đến.