Mặc dù hiện nay đa phần chúng ta dùng Internet để tìm việc và cũng dùng Internet để nộp hồ sơ, nhưng việc chuẩn bị sẵn những hồ sơ giấy vẫn hết sức cần thiết.

Hồ sơ xin việc gồm những gì?

Bạn có thể mua bộ hồ sơ có sẵn ở các điểm bán văn phòng phẩm và điền vào bản Sơ yếu lý lịch in sẵn trong đó. Cách này hơi tốn công và tốn tiền vì nếu ghi sai bạn sẽ phải bỏ đi và ghi bộ mới. Ngoài ra, cách này khá lãng phí vì bộ hồ sơ đó có rất nhiều thể loại giấy tờ khác như: Đơn xin việc, Giấy khám sức khỏe... không dùng đến.

Có một cách khác hay hơn là bạn down mẫu sơ yếu lý lịch trên mạng về, điền đầy đủ thông tin, in ra vài bản và đi công chứng.

Nếu bạn đã vượt qua tất cả các vòng tuyển dụng và được nhận vào làm thì bộ hồ sơ của bạn không cần có CV nữa, lúc này bộ hồ sơ sẽ có tác dụng để công ty lưu thông tin của người lao động. Còn nếu bạn đang nộp hồ sơ ứng tuyển thì không thể nào thiếu CV được. Phần tóm tắt quá trình làm việc trong Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương rất sơ sài, nên bạn cần thêm CV để thuyết phục nhà tuyển dụng cho bạn đi tiếp vào vòng trong.

Đơn xin việc hoặc bạn tự viết tay hoặc bạn tham khảo các mẫu đơn xin việc trên mạng và có dán ảnh để thể hiện sự tôn trọng với lá đơn quan trọng này.

Mời các bạn tham khảo một số mẫu đơn xin việc chuẩn nhất, dễ gây thiện cảm với người tuyển dung:

Trước tiên Các bạn cần nắm rõ vai trò của Thư xin việc: Cả khi nộp hồ sơ online và hồ sơ giấy bạn đều cần có Thư xin việc (Tiếng Anh là Cover letter). Các bạn hãy phân biệt Thư xin việc với Đơn xin việc trong bộ hồ sơ có sẵn mua ở hàng văn phòng phẩm nhé. Đơn xin việc trong bộ hồ sơ có sẵn hiện nay không được quá coi trọng, và hầu hết thì đều mang nặng tính hình thức, là thủ tục cần có mà thôi.

Theo khảo sát của các trang web việc làm uy tín, 76% Nhà tuyển dụng ưu tiên chọn đọc những hồ sơ có đính kèm Thư tìm việc vì nó gián tiếp thể hiện sự nghiêm túc và nhiệt tình của bạn đối với công việc bạn đang ứng tuyển.

Do đó, các bạn cần chuẩn một Thư xin việc thật cẩn thận và rõ ràng, tóm tắt và nhấn mạnh những ưu điểm nổi trội nhất của bạn, nói lên lý do vì sao Nhà tuyển dụng nên chọn bạn chứ không phải người khác. Ngoài ra, nếu bạn nộp đơn vào 1 vị trí cần đến viết Tiếng Anh nhiều thì một thư xin việc bằng Tiếng Anh trang trọng.

Về nội dung thì Thư xin việc bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt đều gồm 4 phần chính:

Thư xin việc không cần dài dòng văn tự, chỉ cần khoảng 200-250 từ, nội dung rõ ràng, câu văn gãy gọn cũng sẽ trở thành điểm cộng cho bạn.

Xem hướng dẫn viết thư xin việc và download mẫu thư xin việc Anh-Việt.

Hồ sơ xin việc có cần công chứng, chứng thực không?

Tùy từng nhà tuyển dụng mà ứng viên có thể nộp hồ sơ là các giấy tờ photo hoặc bắt buộc phải nộp hồ sơ có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Việc yêu cầu có dấu đỏ của các cơ quan, tổ chức nhằm giúp nhà tuyển dụng xác minh được chính xác thông tin mà ứng viên cung cấp là đúng sự thật.

Đặc biệt, khi ứng viên được nhận vào làm chính thức sẽ được ký kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm. Việc đảm bảo thông tin chính xác rất quan trọng vì nó liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội cùng các thủ tục khác liên quan đến thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên không phải tất cả những giấy tờ trong bộ hồ sơ xin việc đều phải đem chứng thực mà chỉ cần chứng thực một số giấy tờ sau:

- Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;

- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan...

Cơ quan, tổ chức thực hiện việc chứng thực là các địa điểm sau:

- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;

Những chú ý khi làm hồ sơ xin việc

Đây là một số lưu ý nhắc thêm của hoatieu.vn nhằm giúp bạn có được một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo nhất.

- Kiểm tra, đọc và rà soát chính tả, trong các file hồ sơ

- Nên chuẩn bị 3 - 4 hồ sơ gốc.

- Nên chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ photo (Từ 6 - 10 bộ) để chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp (bị mất hoặc công ty nơi tuyển dụng không trả lại).

- Khi nhà tuyển dụng mời bạn đến phỏng vấn, bạn chỉ cần mang theo hồ sơ photo. Khi được tuyển dụng vào công ty thì bạn mới nộp hồ sơ gốc là các hồ sơ có công chứng vì nó liên quan đến việc làm bảo hiểm xã hội và nhiều thủ tục khác. Hơn nữa, việc làm hồ sơ có công chứng hoàn chỉnh cũng tốn chi phí, và nhà tuyển dụng khi phỏng vấn cũng không quá khắt khe với vấn đề hồ sơ photo, tuy vậy, vì phép lịch sự, bạn có thể nói qua về bộ hồ sơ mang đến.

- Nên đi công chứng tất cả giấy tờ càng sớm càng tốt để đảm bảo tính xác thực và kịp thời của hồ sơ xin việc, tránh bạn bị các đối thủ khác nhanh chân hơn.

- Trước khi nộp hồ sơ, hãy nhớ photocopy một số nội dung như CV hoặc đơn xin việc để chuẩn bị trước buổi phỏng vấn.

- Nộp hoặc gửi hồ sơ sớm, đúng địa chỉ và nên theo dõi sát sao mọi thông báo tuyển dụng của công ty xin vào làm.

Trên đây là những thông tin cần thiết khi các bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin việc một cách cẩn thận, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian, đồng thời thêm tự tin, cũng như tạo cảm tình, ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ vòng duyệt hồ sơ.

Hồ sơ xin việc 2024, mẫu hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin việc mới nhất

Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn

Bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh gồm những giấy tờ như Sơ yếu lí lịch, CV, thư xin việc, Đơn xin việc,....mà bạn cần nắm được để chuẩn bị hồ sơ được cẩn thận, chắc chắn và chuyên nghiệp nhất. Việc chuẩn bị hồ sơ xin việc đầy đủ cũng như nội dung giấy tờ đầy đủ sẽ là một điểm cộng, gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ đầu.

Hồ sơ xin việc là một trong những “thủ tục bắt buộc” khi đi xin việc. Đối với nhiều người lao động, nhất là sinh viên mới ra trường, việc chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và chuẩn không phải điều đơn giản. Sau đây, Hoatieu.vn xin giới thiệu đến các bạn một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ, chính xác nhất để các bạn cùng tham khảo.

Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ xin việc là một bộ tài liệu quan trọng để ứng viên giới thiệu bản thân và khả năng của mình với nhà tuyển dụng thường bao gồm các loại giấy tờ sau:

(1) 01 bản sơ yếu lý lịch tự thuật (có dấu kèm chữ ký xác nhận của địa phương).

(2) 01 mẫu đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy).

(3) 01 Bản CV xin việc, ứng viên có thể nộp 1 bản CV định dạng PDF qua mail cho nhà tuyển dụng.

(4) Bản sao có chứng thực các giấy tờ cá nhân CMND/ thẻ CCCD, giấy khai sinh.

(5) Bản sao có công chứng các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến vị trí công ứng tuyển.

(6) 01 Giấy khám sức khoẻ (còn thời hạn trong vòng 6 tháng).

Hồ sơ xin việc là giấy tờ quan trọng để ứng viên giới thiệu về bản thân

(1) Sơ yếu lý lịch tự thuật là bản khai thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, hộ khẩu, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, thành tích và các thông tin khác liên quan đến quá trình học tập và làm việc của ứng viên giúp nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được các thông tin cơ bản về ứng viên.

Sơ yếu lý lịch cần được công chứng và có dấu xác nhận của UBND địa phương nơi bạn sinh sống.

(2) Đơn xin việc là một bức thư gửi đến nhà tuyển dụng để bày tỏ sự quan tâm và mong muốn làm việc tại công ty. Đơn xin việc cần viết rõ ràng, súc tích, không quá dài và có chữ ký của bạn. Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy, tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trong một số công việc yêu cầu cao tính cẩn thận thì nét chữ đẹp có thể là một điểm cộng của ứng viên đối với nhà tuyển dụng.

(3) CV xin việc hay hồ sơ năng lực là một bản tóm tắt về bản thân và khả năng của bạn, bao gồm các mục như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, sở thích và tham chiếu. CV xin việc cần trình bày một cách sạch sẽ, khoa học và logic. Bạn có thể dùng các mẫu CV có sẵn hoặc tự thiết kế theo phong cách của mình.

CV nên được trình bày một cách ngắn gọn và tổng quan nhất về các công việc của bạn đã làm, thể hiện được trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Bạn nên khéo léo sử dụng các "Từ khóa" mà nhà tuyển dụng có thể đang tìm kiếm có liên quan đến vị trí ứng tuyển, từ ngữ có xu hướng PR bản thân (không khoe khoang) và từ ngữ thể hiện sự tích cực và nhiệt huyết sẽ dễ để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng hơn.

Các công cụ thiết kế CV phổ biến hiện nay như Canva, Photoshop, Powerpoint, Word... hoặc bạn có thể sử dụng các mẫu CV có sẵn trên các website như: Vietnamwork , TopCV, vieclam24h...

CV ứng tuyển nên được trình bày ngắn gọn trong một trang A4, chỉ nêu ra các kinh nghiệm làm việc có liên quan đến công việc ứng tuyển.

(4) Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy khai sinh (bản photo có công chứng): là các giấy tờ hành chính liên quan đến nhân thân của bạn. Bạn cần photo các giấy tờ này và công chứng ở các cơ quan có thẩm quyền.

Khi ứng viên trúng tuyển các giấy tờ này sẽ được dùng làm căn cứ để lập hồ sơ và hợp đồng lao động với ứng viên.

Đối với giấy tờ cá nhân là sổ hộ khẩu đã có quy định chính thức về việc bỏ sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023 vậy nên trong hồ sơ xin việc 2024 sẽ không còn giấy tờ này.

(5) Các loại bằng cấp, chứng chỉ: là các giấy tờ chứng minh trình độ học vấn và kỹ năng của bạn. Bạn cần photo và công chứng các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.

(6) Giấy khám sức khỏe: là một giấy tờ chứng minh bạn có đủ sức khỏe để làm việc. Giấy khám sức khỏe cần được cấp trong vòng 6 tháng gần nhất và có dấu của cơ sở y tế uy tín.

Giấy khám sức khỏe xin việc có 2 loại theo khổ giấy A4 và khổ giấy A3 tùy theo vị trí công việc và yêu cầu từ nhà tuyển dụng.

(7) Ảnh chân dung: là một ảnh chụp khuôn mặt của bạn trong khoảng 6 tháng gần nhất. Ảnh cần rõ nét, không che mặt hoặc có hiệu ứng. Bạn cần mặc trang phục gọn gàng, chỉnh tề và có thái độ tự tin.

Ứng viên chuẩn bị tối thiểu 04 ảnh thẻ chân dung kèm trong bộ hồ sơ. Ngoài ảnh thẻ 4x6 dán ngoài bìa hồ và ảnh dán trên bản sơ yếu lý lịch thì ứng viên cần bổ sung 2 hoặc 3 ảnh thẻ khác (kích cỡ 3x4 hoặc 4x6).

Đối với một số vị trí công việc có yêu cầu về ngoại hình của ứng viên thì ảnh thẻ là vô cùng quan trọng, giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ ứng viên phù hợp hay không. Từ ảnh thẻ ứng viên cũng có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Đây là những loại giấy tờ phổ biến trong hồ sơ xin việc. Tùy theo ngành nghề và yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể cần bổ sung hoặc lược bớt một số loại giấy tờ khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý là nhiều đơn vị tuyển dụng không có yêu cầu công chứng một số giấy tờ trong hồ sơ ứng tuyển mà bạn sẽ thực hiện bổ sung bản công chứng hoặc dấu của địa phương sau khi đã nhận được thông báo trúng tuyển. Điều này nhằm đơn giản thủ tục, tiết kiệm công sức và chi phí cho ứng viên.

Vì vậy khi đã xác định nộp hồ sơ cho đơn vị tuyển dụng bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng về các giấy tờ làm hồ sơ cần thiết và loại giấy tờ nào là bắt buộc công chứng để tránh lãng phí.