Học Đại Học Mỹ Thuật
Sứ mệnh lịch sử, cao cả của nghệ thuật nói chung, một tác phẩm mỹ thuật nói riêng phải đề cập trúng và giải quyết tốt những vấn đề hiện thực cuộc sống bức xúc của dân tộc và thời đại. Xét theo quan điểm lịch sử, đó chính là tính đương đại của nghệ thuật, thiếu nó khó tạo nên cái đẹp, cái hấp dẫn và không đủ khả năng đối thoại của nghệ thuật. Tất nhiên, trong cuộc đời và nghệ thuật nói chung và mỗi tác giả nói riêng, cũng như tính đương đại của nghệ thuật luôn có tính đa chiều: Có quá khứ để hồi tưởng Có hiện tại để nếm trải Có tương lai để ước mơ Tính đương đại là một phẩm chất nghệ thuật cực kỳ quý hiếm, làm nên giá trị nghệ thuật đích thực của các tác phẩm mỹ thuật của bất kỳ lịch sử dân tộc và thời đại nào, thuộc nhiều xu hướng, loại hình, loại thể mỹ thuật nào, xét theo quan điểm lịch sử mỹ thuật đều có tính đương đại. Có điều, từ những năm cuối thế kỷ 20 đến những năm đầu của thế kỷ 21 trên các phương tiện thông tin đại chúng, cá biệt có một số họa sĩ, nhà phê bình ưa dùng cụm từ “Mỹ thuật đương đại”, nói rộng ra là nghệ thuật đương đại. Cứ tưởng như thế mới tạo được vị thế “tiền phong” của mình, nếu không muốn nói quá lạm dụng để đánh bóng tên tuổi của mình, tiếp thị các chương trình văn hóa nghệ thuật, các triển lãm mỹ thuật,… cho thêm phần hấp dẫn không đúng với thực chất và nhất là không đúng với khái niệm đương đại. Trong tiếng Việt ai cũng hiểu từ “đương” là đang diễn ra, còn “đương đại” là đang diễn ra trong thời đại mình đang sống và lao động nghệ thuật. Chuyện tưởng rõ như ban ngày, ấy thế mà một số vị lại quan niệm mỹ thuật đương đại được xác định cho một vài xu hướng, thể loại mỹ thuật mới du nhập vào nước ta như nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, video art v.v. Hỏi tại sao lại thế? Thì được trả lời: “Thế giới người ta gọi là nghệ thuật đương đại”. Đó mới là nghệ thuật thời thượng, nghệ thuật tiền phong, còn tranh giá vẽ là lỗi thời, “Thế giới bây giờ người ta có làm như ta đâu?” E rằng vài chuyến đi công cán nước ngoài của các vị đó không khéo theo kiểu “Thầy bói xem voi”, mới sờ được vào tai hay đuôi voi đã vội đồn rằng đó là một chú voi to đùng. Còn phải tiếp tục nghiên cứu. Mới đây, được tiếp xúc với các họa sĩ Nhật bản, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na, v.v. tôi có đem câu hỏi: “thế giới bây giờ làm như ta đâu”? được các bạn trả lời: “bằng chứng chúng tôi đem tranh giá vẽ, tranh đồ họa sang trưng bày và trao đổi với các bạn”. Một hoạ sĩ Nhật Bản thì trả lời thẳng thừng: ở nước tôi những người làm sắp đặt, trình diễn không phải là họa sĩ! Các họa sĩ Trung Quốc nói cũng có những triển lãm sắp đặt, trình diễn nhưng chưa nhiều, còn chúng tôi sống bằng tranh, bằng các thiết kế đồ họa, v.v. một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỹ thuật của đông đảo công chúng yêu mỹ thuật.
Chuẩn bị hướng đến việc thi vào Đại học viện ngay khi đến Nhật
Trong luận văn từ giai đoạn khởi đầu đến khi hoàn thành cần ghi gõ trong bài luận tiến trình (có minh họa hình ảnh) hoàn thành sao cho dễ hiểu.Trước khi đến Nhật nếu học sinh tích lũy sẵn về đề tài nghiên cứu theo từng phần một, điều này sẽ giúp học sinh trong việc hoàn thành bài luận văn một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Yêu cầu học sinh phải có cấp độ tiếng Nhật từ N2 trở lên khi muốn học lên đại học tại Nhật
Ngoài việc cần thiết phải trao đổi trực tiếp với giáo viên hướng dẫn trước ,để có thể thi vào đại học mỹ thuật・đại học viện được thành công, học sinh hãy nâng cao năng lực tiếng Nhật của mình. Trình độ Nhật ngữ không phải chỉ dừng ở mức nói nôm na để truyền tải ý mình muốn truyền đạt cho giảng viên, mà học sinh cần phải đạt đến cấp độ suy nghĩ và lý giải các vấn đề cụ thể bằng tiếng Nhật. Thêm nữa, bảng phác họa chi tiết của Nhật (còn được gọi là dessin), chẳng hạn như bảng phác họa một khi nước thấm vào sẽ có cảm giác nặng đi, ánh sát có thể lọt vào vị trí nào v.v…, tất cả những điều này cho thấy năng lực thấu hiểu, năng lực sáng tạo của học sinh sẽ được nuôi dưỡng trên cái nền chi tiết của bản phác học đó. Học sinh cần học cách quan sát màu sắc thực vật thay đổi ra sao, bầu trời thay đổi thế nào…v.v, hãy hấp thụ tất cả mọi thứ xung quanh bằng cảm giác của chính mình thì mới có thể tạo ra được bản phác họa ấn tượng.
Đại học mỹ thuật Tama / Đại học công nghệ Tokyo / 横浜美術大学 / 東京造形大学 / 東京工科大学
Đại học mỹ thuật Tama / 武蔵野美術大学 / 女子美術大学 / Đại học công nghệ Tokyo / 埼玉大学 / 京都造形芸術大学 / 神戸芸術工科大学
Trường mỹ thuật Đông Tây クリエイティブデザイン 高度グラフィックアート
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Tin tức cập nhật liên quan đến Đại học Mỹ thuật Việt Nam