Quy linh cao thoạt nhìn trông giống như sương sáo, nhưng có vị hơi đắng, màu đen, mềm và dai hơn sương sáo, có lẽ là do vị đắng của bồ công anh và kim ngân hoa hợp lại. Điều đặc biệt là tất cả loại dược liệu này đều có tính năng giải độc, thanh nhiệt rất tốt nên đây là món ăn rất được người Hoa ở Sài Gòn ưa thích.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn giữ vững vị trí cao nhất thế giới: 638 USD/tấn. Ảnh minh họa: Dân trí

Trong tuần trước, thị trường gạo thế giới tiếp tục biến động khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo bằng việc áp thuế 20% với các loại gạo đồ và thông tin Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo. Những động thái này của các quốc gia xuất khẩu gạo có thể sẽ ảnh hưởng tới giá loại lương thực này trên thị trường thế giới trong ngắn hạn.

Tuy vậy, theo các doanh nghiệp, ở tình thế hiện tại, các doanh nghiệp gần như không dám ký thêm hợp đồng xuất khẩu gạo mới và cũng tạm dừng thu mua lúa tại thị trường nội địa để nghe ngóng.

Giá lúa gạo trong nước tăng 200 đồng/kg

Trong nước, giá lúa gạo hôm nay ngày 28-8 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động theo hướng tăng 200 đồng/kg với một số giống lúa.

Cụ thể, tại kho An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang sáng 28-8, lúa Đài thơm 8 được điều chỉnh lên 8.000 - 8.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa OM 18 được điều chỉnh lên mức 8.000 - 8.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.000 - 8.400 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.

Các giống lúa còn lại ổn định gồm: Lúa IR 50404 ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa OM 5451 giá 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Tương tự, nếp AG (tươi) giá 6.300 - 6.400 đồng/kg; nếp Long An (tươi) dao động 7.200 - 7.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, hôm nay duy trì ổn định ở mức 12.250 - 12.400 đồng/kg với gạo nguyên liệu IR 504 và gạo thành phẩm IR 504 là 14.350 - 14.450 đồng/kg.

Riêng giá phụ phẩm điều chỉnh giảm nhẹ 100 đồng/kg. Theo đó, giá tấm IR 504 giảm còn 11.900 - 12.000 đồng/kg (giảm 100 đồng); còn giá cám khô duy trì 7.500- 7.550 đồng/kg.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Giá lúa, giá gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua quay đầu giảm nhẹ sau khi tăng “nóng” nhiều tuần liên tiếp. Về xuất khẩu, trong tuần qua, giá gạo thơm của Việt Nam được đàm phán ở mức khoảng 580 - 630 USD/tấn.

Tại thời điểm này, giá gạo Việt Nam đang đứng đầu thế giới. Trong phiên giao dịch hôm qua (18-8), theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 628 USD/tấn.

Một điểm chung của các lãnh đạo ngành công thương nhiệm kỳ này là đều có nền tảng chuyên môn cao về lĩnh vực mình phụ trách. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh (sinh năm 1964) trước khi trở thành Bộ trưởng đã trải qua nhiều năm công tác trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Ngay thời điểm mới ra trường, ông Tuấn Anh đã làm chuyên viên tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và công tác ở đây 6 năm trước khi chuyển sang Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch – Đầu tư.

Giai đoạn sau đó, ông lần lượt trải qua các vị trí Phó Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Giám đốc Quỹ Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao và làm Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco trong vòng 4 năm trước khi được điều chuyển về làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ (5/2008).

Từ tháng 8/2010, ông trở lại công tác tại ngành công thương, làm Thứ trưởng kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương rồi Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công thương chính thức vào 4/2016. Hôm 8/3/2018 vừa qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đại diện Chính phủ Việt Nam đặt bút ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng có lẽ là một trường hợp thú vị khác, khi ông đã 2 lần được bổ nhiệm vị trí Thứ trưởng và cả 2 lần ông đều gắn bó với ngành điện và năng lượng. Lần thứ nhất ông Vượng được bổ nhiệm thứ trưởng vào tháng 8/2010, khi đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên. Đến tháng 9/2012, ông được Thủ tướng chỉ định về làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và gắn bó với tập đoàn này cho đến đầu năm 2015.

Sau đó, ông lại được tái bổ nhiệm vị trí thứ trưởng Bộ Công Thương, tiếp tục phụ trách ngành điện và năng lượng. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng sinh năm 1963, từng tốt nghiệp Trường mỏ MGRI tại Moscow, Liên bang Nga, ngoài ra, ông còn có bằng MBA tại trường Trinity College, Ireland.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng sinh năm 1961, có bằng Tiến sĩ năng lượng, được Thủ tướng bổ nhiệm từ tháng 1/2014. Ông Hưng đi lên từ cơ quan chuyên môn của Bộ Công Thương. Trước đó, ông từng làm Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Công nghiệp; Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương. Ở thời điểm được bổ nhiệm, ông Hưng là thứ trưởng thứ 7 của Bộ này.

Về mảng Thương mại, trong số lãnh đạo Bộ Công Thương hiện nay, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh có lẽ là người dày dạn kinh nghiệm nhất. Từng là thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt – Mỹ (BTA) năm 2000, thành viên đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, gần đây nhất, ông Khánh được Chính phủ tín nhiệm giao trọng trách Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như Hiệp định CPTPP mới.

Trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng tháng 9/2010, ông Khánh là Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương. Hiện ông đang kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng này được thành lập từ tháng 1/2006 bởi cố Thủ tướng Phan Văn Khải, với chức năng là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, chuyên xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Từ trái qua phải: ông Cao Quốc Hưng, ông Trần Quốc Khánh và ông Đỗ Thắng Hải

Vị thứ trưởng còn lại cũng là một cán bộ chuyên môn về vấn đề thương mại. Ông Đỗ Thắng Hải sinh năm 1963, quê tại Bắc Ninh, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng từ tháng 1/2014. Trước đó, ông Hải đã từng trải qua nhiều vị trí liên quan như Giám đốc Trung tâm Giao dịch Quốc tế, VCCI; Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại cũ); Phó Cục trưởng Cục Xúc tiên thương mại rồi Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương.