Ký Quỹ Du Lịch Lữ Hành
Dịch vụ du lịch là một trong những ngành đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Không chỉ thúc đẩy chi tiêu cá nhân, ngành du lịch còn giúp hàng nghìn lao động có việc làm, thu nhập ổn định.
Các vấn đề liên quan đến ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là một trong các điều kiện đấy.
Theo quy định của Luật du lịch năm 2017 thì kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Trong đó, chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
Có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho chính bản thân doanh nghiệp kinh doanh và đặc biệt là khách du lịch. Bởi lẽ, việc di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác có thể xảy ra những chuyện ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người tham gia dịch vụ lữ hành. Chính vì thế, khi xảy ra thiệt hại như khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời thì số tiền ký quỹ này có thể được trích ra nhằm thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách du lịch.
Các vấn đề liên quan đến ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Ký quỹ có thể hiểu là doanh nghiệp gửi một khoản tiền vào tài khoản bị phong tỏa tại ngân hàng. Một khi hoạt động du lịch phát sinh vấn đề, xảy ra thiệt hại với khách du lịch hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì số tiền ký quỹ sẽ được dùng đến để thực hiện nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp. Có thể nói số tiền ký quỹ này là số tiền chết không thể đưa vào hoạt động kinh doanh cho chính doanh nghiệp ký quỹ nhưng cũng không thể không thực hiện ký quỹ. Tuy nhiên, hiện nay khi tiến hành ký quỹ tại các ngân hàng thì doanh nghiệp được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó, việc ký quỹ cũng sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn thu nhập định kỳ.
Tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hay quốc tế mà có mức ký quỹ khác nhau. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì mức ký quỹ được thực hiện như sau:
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Tuy nhiên, do tác động khó lường của đại dịch Covid 19 dẫn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn vốn bị thiếu hụt. Chính vì thế, nhằm chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Nghị định 168/2017/NĐ-CP giảm số tiền ký quỹ xuống mức thấp và hoàn trả số tiền chênh lệch giữa mức ký quỹ cũ (quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP và mức ký quỹ mới (Nghị định 94/2021/NĐ-CP) cho doanh nghiệp. Theo đó, mức ký quỹ được thay đổi như sau:
1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
Như vậy, nếu trước đây doanh nghiệp ký quỹ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài là 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng thì hiện nay mức ký quỹ giảm còn 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Doanh nghiệp sẽ được hoàn trả 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Tuy nhiên, mức giảm này theo Nghị định 94/2021/NĐ-CP chỉ được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023 và kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, doanh nghiệp phải tiến hành ký quỹ lại theo mức cũ được quy định tại Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP.
Theo quy định của pháp luật thì việc nộp tiền ký quỹ được thực hiện như sau:
Bước 1. Doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng
Bước 2. Ngân hàng nhận ký quỹ và hai bên thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ
Bước 3. Ngân hàng thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng
Bước 4. Ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp
Trong đó, lãi suất ký quỹ do doanh nghiệp và ngân hàng tự thỏa thuận, nếu thỏa thuận được lãi suất cao thì đây cũng là một nguồn thu tài chính đáng kể giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Ngoài việc là một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành thì ký quỹ còn mang một ý nghĩa lớn lao trong việc bảo vệ khách du lịch khi xảy ra những sự việc ngoài ý muốn ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần mà doanh nghiệp chưa hỗ trợ kinh phí kịp thời. Bên cạnh đó, việc giảm mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành xuống mức thấp cũng là một hành động có ý nghĩa của Chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành vượt qua khó khăn.
Để được hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành thì các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trong đó có điều kiện ký quỹ. NPLaw là đơn vị cung cấp dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh giàu kinh nghiệp với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý làm việc tận tình, NPLaw cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất và chi phí hợp lý nhất. Nếu khách hàng cần hỗ trợ hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ.
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành kinh doanh có điều kiện. Một trong những điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng là ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành. Vậy ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Mức kỹ quỹ là bao nhiêu? Trình tự thực hiện?…Bài viết dưới đây của Vạn Luật sẽ giúp khách hàng giải đáp các thắc mắc trên
XEM THÊM: Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế du lịch
Thủ tục và mức ký quỹ phải thực hiện là bao nhiêu?
Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó quy định của pháp luật để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực này khá chặt chẽ. Cụ thể, để kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp băn khoăn, lo lắng khi số tiền bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ không phải là nhỏ. Vậy nên Công ty TNHH Vạn Luật thông qua bài viết này sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về vấn đề ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách hàng.
Ký quỹ là một trong bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 1, 2 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc ký quỹ thường được pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể nhất định bên có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, theo điều 330 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc việc Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi DN đóng trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.
Mục đích của ký quỹ là giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp DN không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc ký quỹ còn được hiểu là để xác định năng lực tài chính của DN, là sự cam kết trách nhiệm với du khách và cơ quan quản lý nhà nước. Thêm vào đó, phần lớn các nước trên thế giới quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách du lịch trong trường hợp bị thiệt hại hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.
Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.
Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.
XEM THÊM: Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh giấy phép lữ hành nội địa và quốc tế
Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:
– Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
– Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định nêu trên.
– Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.