Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:

Tăng cường dạy học tự chọn từ lớp 10

Năm học 2022 - 2023, lớp 10 cấp THPT thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới), bắt đầu giai đoạn “giáo dục định hướng nghề nghiệp”.

Mục tiêu giáo dục ở THPT thật sự thay đổi căn bản và toàn diện!

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, hoạt động trải nghiệm, bội dung giáo dục địa phương.

Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: nhóm môn khoa học xã hội: lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật; nhóm môn khoa học tự nhiên: vật lý, hoá học, sinh học; nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: công nghệ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc và mỹ thuật).

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, từ năm học tới, học sinh lớp 10 sẽ được chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

Các trường THPT buộc phải thay đổi về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới, đáp ứng tối đa nhu cầu tự chọn của học sinh.

Các môn học bắt buộc ở THPT 2024?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì các môn học bắt buộc ở THPT 2024 sẽ gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Đồng thời thì thời lượng học các môn học bắt buộc ở THPT 2024 như sau:

- Môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1: 105 tiết học

- Môn Giáo dục thể chất: 70 tiết học

- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh: 35 tiết học

Các môn học bắt buộc ở THPT 2024? (Hình từ Internet)

Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được phát triển như thế nào?

Căn cứ theo Mục 8 Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) thì chương trình giáo dục phổ thông sẽ được phát triển như sau:

- Phát triển chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.

- Dựa trên nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình giáo dục dành cho các đối tượng chuyên biệt (học sinh giỏi, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn); các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục.

- Trong quá trình thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các cơ quan quản lí giáo dục, các trường, cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để đánh giá chương trình, xem xét, điều chỉnh, xây dựng chương trình các môn học mới (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).

Tuyển sinh vào lớp 10 sao phải nhiều môn?

Việc dạy học thay đổi theo hướng tự chọn nên theo tôi việc tuyển sinh vào lớp 10 từ năm học tới trở đi và tuyển sinh vào đại học sau 3 năm nữa buộc phải thay đổi phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt ở THPT.

Vậy thì tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023 nên có bao nhiêu môn thi và cụ thể những môn thi nào?

Theo quy định, học sinh lớp 10 năm tới có thể không lựa chọn học 4 trong 6 môn lịch sử, địa lý, kinh tế và pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học. Vì vậy, kỳ thi vào lớp 10 sắp tới có nên chọn các môn này không?

Ví dụ, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022, Hà Nội quy định thi 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc là: ngữ văn, toán và ngoại ngữ; môn thứ tư là một trong 6 môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, vật lý, hóa học, sinh học.

Môn thi thứ tư công bố vào thời điểm tháng 3 hàng năm, năm 2021 vừa qua môn thứ tư là môn lịch sử, được Sở GD-ĐT cho biết lựa chọn ngẫu nhiên.

Từ đầu năm học đến nay, do dịch bệnh nên hầu hết học sinh các cấp ở Hà Nội đều học theo hình thức trực tuyến, vì thực tế này, nhiều ý kiến đề nghị Hà Nội nên bỏ môn thi thứ tư hoặc công bố sớm môn thi này để giảm áp lực cho học sinh và các nhà trường.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu không có lý do vì dịch bệnh, câu hỏi đặt ra là cách thức lựa chọn và công bố môn thi thứ tư như Hà Nội đang áp dụng có còn phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới?

Từ cấp quốc gia đến các cơ sở giáo dục đang tích cực chuẩn bị cho một giai đoạn đặc thù, cuối bậc phổ thông: giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Do vậy, tư duy và hành động cần phải thay đổi căn bản, từ cách thức tuyển sinh cho đến quá trình tổ chức dạy học ở cấp THPT.

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như thế nào?

Theo Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.