Mít Thối Cuống
Nhút mít Thanh Chương được làm từ quả mít non thái nhỏ, sau đó mít thái nhỏ được muối một số ngày để thành món nhút.
Cách tưới nước cho cây sưa giống
Khi mới gieo hạt, cần đảm bảo đủ độ ẩm cho đất trồng bằng cách tưới nước đều đặn. Tuy nhiên, tránh tưới nước quá nhiều dễ làm hạt giống bị úng nước.
Sưa Đỏ là loài cây ưa sáng, mặc dù vậy, khi gieo hạt nên dựng bầu ươm có mái che. Đến khi cây con mọc được khoảng 2-3 lá non (khoảng 45 ngày sau khi gieo) thì có thể tháo bỏ mái che, tăng cường ánh sáng cho cây.
Công dụng tuyệt vời của cây sưa đỏ
Tại sao cây Sưa Đỏ lại quý hiếm đến như vậy? Tất cả đều nhờ vào những công dụng tuyệt vời của loại cây này. Một số công dụng có thể kể đến như:
Ở Việt Nam, rất dễ bắt cây được trồng trong công viên, khuôn viên trường học; khu đô thị, đường phố. Thân cây cao và chắc chắn, tán lá rộng và xanh mát nên điều hòa không khí rất tốt. Tác dụng thanh lọc không khí của sưa đỏ góp phần cải thiện môi trường; mang đến sự tươi mát và trong lành cho không gian sống.
Kỹ thuật ươm hạt cây sưa đỏ giống
(Mặc dù là loại cây lâu năm (từ 8-15 năm nếu muốn lấy gỗ) nhưng cây sưa khá dễ trồng và có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, nếu muốn thử trồng cây sưa đỏ giống, bạn có thể tham khảo kỹ thuật ươm hạt dưới đây)
Để tăng khả năng nảy mầm và có cây con khỏe, cần chọn hạt giống to, khỏe mạnh. Nên lựa những hạt già và lành lặn để ươm.
Sau khi lựa chọn, hạt giống cần được ngâm và ủ trước khi gieo trồng. Chúng ta ngâm và ủ hạt bằng cách:
Pha nước ấm ngâm hạt theo tỷ lệ 2 sôi/3 nguội; ngâm hạt trong 12 giờ. Sau đó vớt hạt ra và bọc vải ủ ở nhiệt độ 35◦C. Ủ hạt trong 48 giờ thì nhặt những hạt đã nứt đem ra ươm, tiếp tục ủ những hạt chưa nứt.
Nhận biết gỗ cây sưa đỏ bằng cách đốt
Gỗ cây sưa đỏ rất đẹp và bền, được ưa chuộng để làm đồ nội thất trong nhà. Tuy nhiên, nếu không biết bạn có thể mua nhầm. Một trong những cách nhận biết gỗ cây là đốt lên.
Nếu là gỗ cây sưa đỏ, khi ngửi gần hoặc đốt lên sẽ có mùi hương trầm, tàn tro để lại giống như tàn thuốc lá. Đặc biệt, khi được đốt trong phòng kín, gỗ cây sưa đỏ sẽ tỏa ra hương thơm, ngửi lâu tạo cảm giác sảng khoái.
Cây sưa đỏ rất có giá trị và được xếp vào một trong những loại cây lấy gỗ quý hiếm trên thế giới. Không chỉ mang giá trị về kinh tế, cây sưa đỏ còn là loài cây được yêu thích bởi ý nghĩa phong thủy và vẻ đẹp của nó.
Không chỉ ngày nay, ý nghĩa phong thủy của cây sưa đỏ đã có từ thời xa xưa. Loài cây này được xem là biểu tượng của Phật Giáo, đại diện cho linh khí của đất trời, mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Chính vì ý nghĩa đặc biệt này, gỗ cây sưa đỏ được đặc biệt sử dụng để chế tác tượng Phật, thần tài, quả cầu phong thủy,… Khi quan sát các vật dụng phong thủy làm bằng gỗ sưa đỏ ta sẽ thấy vân gỗ 4 mặt, tạo ra hiệu ứng óng ánh 7 màu rất đẹp mắt.
Vì độ quý hiếm, cây sưa đỏ bị cấm khai thác và sử dụng cho những mục đích thương mại. Tuy nhiên, cây rừng trồng vẫn được khai thác và sử dụng, đồng thời, đây là một trong những loại cây rừng trồng có giá trị kinh tế của cây sưa rất cao. Ngoài những vật phẩm phong thủy, gỗ sưa đỏ hiện nay còn được sử dụng để chế tác bàn, ghế, tủ thờ,… vô cùng sang trọng và bắt mắt.
Giá gỗ sưa đỏ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
Giá gỗ sưa đỏ năm 2024 vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao và có sự biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi đời, kích thước, nguồn gốc và chất lượng gỗ.
Gỗ sưa đỏ già (trên 20 năm tuổi)
Gỗ sưa đỏ non (dưới 20 năm tuổi)
Đối với các cây sưa già trên 50 năm, có đường kính lõi từ trên 40cm thì giá dao động khoảng 20-25tr/kg.
Hiện nay, cây sưa đỏ 10 năm tuổi có vanh khoảng 60-65cm (tương ứng với đường kính cây khoảng 20cm và đường kính lõi khoảng 10-11cm) có giá từ 450.000-500.000 đồng/kg. Cây sưa có lõi 12-13cm có giá khoảng 600.000-700.000 đồng/kg. Đường kính lõi 17-20cm giá khoảng 1-2tr/kg.
Đường kính lõi của cây sưa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, không phải đất nhiều dinh dưỡng, cây mập mạp thì cây sẽ cho lõi nhiều. Đại đa số các cây ở vùng đất cằn, thiếu dinh dưỡng thì lại cho nhiều lõi hơn. Nguyên nhân là do cây nhiều dinh dưỡng thường phát triển phần thịt, không phát triển lõi. Nên những trường hợp này cần có phương pháp tác động cho phù hợp.
Thông thường, nếu chăm sóc đúng phương pháp thì đướng kính lõi được tính bằng đường kính thân trừ đi 9-11cm.VD: cây có vanh khoảng 65cm (đường kính cây sẽ khoảng 20cm). Đường kính lõi sẽ khoảng 9-11cm.
Ngoài ra, một yếu tố khác ảnh hưởng tới giá trị của cây là khối lượng lõi của mỗi cây. Được tính bằng tổng khối lượng lõi ở thân cây, nhánh cây và bộ rễ. Thông thường điều này chỉ tính toán dựa theo kinh nghiệm. Đối với cây được chăm sóc đúng phương pháp, cây 10 năm tuổi sẽ đạt khối lượng lõi 30-45kg.
Những vật dụng được chế tác từ cây sưa đỏ giúp tô điểm thêm không gian sống và làm việc của gia chủ. Mùi thơm của gỗ cây sưa còn giúp xua đuổi các loài côn trùng hiệu quả.
Ngoài lấy gỗ, trồng cây sưa đỏ tươi trong nhà cũng là lựa chọn của nhiều gia đình. Cây sưa đỏ cảnh mang đến không gian thoáng mát, trong lành, thư giãn cho ngôi nhà của bạn.
Kỹ thuật trồng cây sưa đỏ ngoài đất
Trồng cây sưa đỏ ngoài đất như thế nào là đúng kỹ thuật? Cây Giống 4S sẽ hướng dẫn cụ thể cách trồng cây giống sưa đỏ cho các bạn.
Đầu tiên, chúng ta cần biết cách chọn giống cây trồng tốt. Một số tiêu chuẩn lựa chọn giống cây sưa đỏ bao gồm:
– Chọn cây giống khỏe mạnh, không có biểu hiện sâu bệnh hoặc nấm mốc
– Cây giống tốt nên có chiều cao từ 25-150cm (tốt nhất là cao hơn 70cm) với thời gian trong vườn ươm khoảng từ 6-12 tháng.
Giống cây gỗ sưa thích ẩm và đất sâu, vì vậy, cần chuẩn bị hố trồng như sau:
Chuẩn bị hố trồng trước 15 ngày, kích thước hố trồng 40x40x40cm. Khoảng cách giữa các hố trồng tập trung là 3m, khoảng cách hàng là 3m. Việc đào trước hố 15 ngày sẽ giúp đất được nghỉ, làm giảm độ pH trong đất, tạo điều kiện thích hợp cho cây phát triển.
Cách phân biệt cây sưa đỏ và cây sưa trắng
Giá trị cây sưa đỏ cao hơn cây sưa trắng rất nhiều. Tuy nhiên, hầu như người không có chuyên môn khó có thể phân biệt 2 loại cây này. Một số cách giúp bạn có thể nhận biết được cây sưa đỏ và cây sưa trắng như sau:
Bạn có thể nhận biết cây sưa đỏ bằng cách ngửi mùi của lá. Cụ thể, chúng ta vê nát lá cây sưa và đưa lên mũi ngửi. Nếu là cây sưa đỏ thì sẽ có mùi hắc đặc trưng, lá cây sưa trắng không có mùi này.
Quan sát kỹ cấu tạo cành lá cũng giúp nhận diện được cây sưa đỏ và trắng. Cành lá cây sưa trắng rậm rạp, trong khi đó cành lá cây sưa đỏ thoáng và thưa hơn nhiều.
– Lá cây sưa đỏ mọc so le (không đối xứng), chiều dài lá đạt 16-30cm, cành lá dài 9-20cm. Mỗi cành lá có từ 8-19 lá chét hình trái xoan hay hình bầu dục, ngọn lá nhọn như cánh diều.
– Lá cây sưa trắng to bản và dày hơn lá sưa đỏ, lá thường mọc đối xứng (một số loại sưa trắng vẫn mọc so le, nhưng lá to, vò nát để ngửi mùi xem có hắc không, nếu hắc là sưa đỏ). Cành lá có chiều dài từ 16-35, cuống dài 9-25cm.
– Quả cây sưa đỏ nhỏ, dẹt, có chiều dài 3-7cm.
– Quả cây sưa trắng dài và dày hơn quả sưa đỏ, chiều dài từ 7-15cm.
Thân của cây sưa đỏ và cây sưa trắng không giống nhau, nếu quan sát cây sưa được trồng từ 10-15 năm chúng ta sẽ thấy:
– Thân cây sưa trắng thường bóng nhẵn, sau trên 10-15 năm vẫn không chuyển sang màu đen xám như cây sưa đỏ.
– Thân cây sưa đỏ bắt đầu chuyển sang màu xám đen, vỏ cây sần sùi từ dưới lên khi đạt từ 10 năm trở lên.
Gỗ cây sưa đỏ có màu đỏ bầm (bã trầu), thớ gỗ rất mịn, vân gỗ nổi lên từng lớp đẹp và nổi bật.
Gỗ cây sưa trắng có màu trắng lẫn với đỏ. Thớ gỗ của cây sưa trắng mịn, tuy nhiên vân gỗ lại không đẹp bằng gỗ sưa đỏ.
Nếu chỉ nhìn sơ qua hoặc quan sát ảnh, rất khó để phân biệt được cây sưa đỏ và cây sưa trắng. Vì vậy, nếu quan tâm đến loài cây này, bạn có thể dựa vào những gợi ý trên của Cây Giống 4S để phân biệt được 2 giống cây này.)