Ngân Hàng Hỗ Trợ Vay Nợ Xấu
Khoản 5 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN định nghĩa:
Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào?
Theo quy định, nợ xấu nhóm 5 là nợ xấu có nguy cơ khó thu hồi nhất. Do đó, thông thường các ngân hàng khi muốn đảm bảo tỷ lệ trả nợ của khách hàng vay thì sẽ lựa chọn phương án không cho người thuộc nhóm nợ xấu nhóm 5 vay vốn.
Khi khách hàng bị phân vào nhóm nợ nhóm 5 thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 còn được gọi là nợ có khả năng mất vốn. Kéo theo đó, nếu mức trích lập rủi ro càng cao thì lợi nhuận cũng sẽ giảm theo tương ứng.
Do đó, ngân hàng thường sẽ không chấp nhận cho khách hàng thuộc nhóm nợ xấu nhóm 5 vay vốn tại ngân hàng của mình.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ không được vay vốn. Nợ xấu nhóm 5 có vay vốn ngân hàng được không thì câu trả lời là có thể. Khách thuộc nợ xấu nhóm 5 có thể được vay vốn nếu thuộc trường hợp sau đây:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-NHNN, thông tin nợ xấu của khách vay được lưu trữ trên hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (Credit Information Centre, sau đây gọi là CIC) trong thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày kết thúc thông tin nợ xấu, trừ trường hợp phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo chính sách cung cấp thông tin của CIC trên thực tế thì nếu khách hàng có nợ xấu dưới 10 triệu đồng thì sẽ được xoá ngay sau khi khách hàng tất toán và tổ chức tín dụng thực hiện việc báo cáo với CIC.
Do đó, nếu khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 5, sau thời hạn bị lưu trữ thông tin về nợ xấu trên CIC, khi đã được xoá thông tin nợ xấu thì sẽ được xem xét, quyết định cho vay căn cứ vào điều kiện, chính sách của từng ngân hàng sau khi ngân hàng kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC.
Đã bán khoản nợ xấu cho công ty quản lý tài sản
Theo Điều 6 Nghị định 53/2013/NĐ-CP, việc cho khách hàng có nợ xấu bán cho công ty quản lý tài sản được quy định như sau:
Khách hàng vay có khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi được tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét, cấp tín dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Theo quy định này, công ty quản lý tài sản có thể thực hiện mua nợ xấu của ngân hàng. Sau khi đã bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thì có thể được xem xét cho vay theo thoả thuận.
Tuy nhiên, khoản nợ xấu đủ điều kiện để được công ty quản lý tài sản mua nêu tại Điều 8 Nghị định 53 như sau:
a) Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;
c) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
đ) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, nếu khoản nợ xấu nhóm 5 đáp ứng các điều kiện nêu trên thì có thể được ngân hàng xem xét cho vay vốn nếu bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản đảm bảo và được cơ cấu lại khoản nợ. Do đó, để xác định ngân hàng nào cho người nợ xấu nhóm 5 vay thì cần xem xét chính sách cho vay của ngân hàng đó.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Nợ xấu nhóm 5 vay được ngân hàng nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòn liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Rất tiếc, bạn không có đủ quyền truy cập trang này.
Có thể bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích khác tại trang chủ HDBank.