Ngày Hội Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Ở Khu Dân Cư
Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã An Trường A, huyện Càng Long tặng giấy khen cho hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2024.
Lịch sử ra đời Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, thấm đẫm trong trái tim, tâm hồn của mỗi người con đất Việt. Sức mạnh đại đoàn kết được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trở thành sức mạnh nội sinh to lớn để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, thiên tai, dịch bệnh.
Một tiết mục múa hát trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Chỉ thị về thành lập Hội Phản đế đồng minh thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng ta từ chỗ chỉ nhấn mạnh vấn đề đoàn kết giai cấp đến chỗ thấy được tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Trải qua các giai đoạn, tuy có những hình thức và tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam luôn là nơi tập hợp các giai tầng xã hội vì mục tiêu lớn của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã khơi dậy được tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, đưa đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhằm phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, năm 1986 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 làm Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Để phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được thể chế hóa, được quy định tại Chương I, Điều 11 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015: “Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Từ đó đến nay, hằng năm việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở các khu dân cư đã nhân lên tinh thần cộng đồng trách nhiệm ở mỗi khu dân cư, là dịp để tập hợp, phát huy tình đoàn kết, nghĩa đồng bào, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các phong trào, các cuộc vận động được tổ chức sôi nổi, rộng khắp tại các khu dân cư, đã giữ gìn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo bầu không khí vui tươi, phấn khởi, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, góp phần động viên các tầng lớp Nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư thực sự đã trở thành ngày hội toàn dân, là hình thức tập hợp và biểu dương lực lượng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tập hợp, đoàn kết ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết thống nhất. Với nhiều nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày càng hiệu quả, thúc đẩy thực hành dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Cũng thông qua Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, là dịp để mỗi người dân thấm nhuần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bài học vô giá của sức mạnh đoàn kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”, từ đó góp phần thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng, góp phần nhỏ bé để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh, hạnh phúc.
Trải qua các giai đoạn, tuy có những hình thức và tên gọi khác nhau cho phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam luôn là nơi tập hợp các giai tầng xã hội vì mục tiêu lớn của dân tộc: Hội Phản đế Đồng minh (11/1930 - 3/1935), Hội Phản đế Liên minh (3/1935 - 10/1936), Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương (10/1936 - 3/1938), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938 - 11/1940), Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế (11/1940 - 5/1941), Mặt trận Việt Minh (5/1941 - 3/1951), Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (5/1946 - 3/1951), Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt) (3/1951 - 9/1955), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9/1955 - 2/1977), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (12/1960 - 2/1977), Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam (4/1968 - 2/1977). Từ ngày 31/1 đến 4/2/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11), được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, tổ chức tại các khu dân cư, nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó toàn thể nhân dân.
Trong không khí vui tươi, phấn khởi, đầu tháng 11 vừa qua, nhân dân bản Tà Số 1 và Tà Số 2, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc. Tại ngày hội, nhân dân đã cùng ôn lại lịch sử 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024); kết quả thực hiện các cuộc vận động; phong trào thi đua yêu nước của bản trong năm 2024. Đồng thời, tham gia những hoạt động văn hóa đặc sắc, như múa khèn, thổi sáo, đàn môi, ném pa pao, đánh tu lu, đánh yến... Ngày hội, thu hút đông đảo bà con đến giao lưu, tăng thêm tình đoàn kết.
Hiện nay, bản Tà Số 1 và Tà Số 2 có trên 340 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, nhân dân 2 bản luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tập trung lao động, phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt phát huy lợi thế khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nhân dân 2 bản phát triển du lịch cộng đồng, thu hút du khách đến tham quan khám phá và trải nghiệm; tạo động lực giúp bà con tiếp tục gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống. Qua bình xét, năm 2024 cả 2 bản có 247 hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa".
Ông Mùa A Lứ, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Tà Số 2, cho biết: Hiện nay, các gia đình đều thực hiện nếp sống văn hóa mới, phong tục lễ, tết đã thay đổi nhiều, tổ chức ngắn gọn, văn minh hơn. Nhất là, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân năm nay, bản vinh dự đón lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện, xã về chung vui, chúc mừng, động viên, khuyến khích người dân vươn lên trong cuộc sống; tạo động lực giúp bà con tiếp tục giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch của Mộc Châu.
Chung vui với bà con nhân dân bản Tà Số 1, Tà Số 2, đồng chí Lưu Minh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trường Ban Dân vận Tỉnh ủy, nhấn mạnh: Đề nghị Chi ủy, Ban quản lý và Ban công tác mặt trận của 2 bản tiếp tục tục tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy ước, hương ước của bản. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp, ngành phát động, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự.
Những ngày này, khắp các khu dân cư trong tỉnh ngập tràn không khí vui tươi, rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây không chỉ là dịp để toàn thể nhân dân được tham gia các hoạt động tập trung ở cộng đồng dân cư, gắn kết tình làng nghĩa xóm, còn phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong góp ý, xây dựng khu dân cư ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương.
Ông Lê Đình Châu, tổ 2, phường Quyết Thắng, Thành phố, phấn khởi: Tổ đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đầy đủ 2 nội dung. Phần lễ tổ chức ngắn gọn, tập trung đánh giá Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Nổi bật, nhân dân trong tổ đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” đạt chỉ tiêu đề ra... Hòa với phần lễ trong ngày hội, các hoạt động văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian, văn nghệ diễn ra sôi nổi. Cùng với đó, những phần thưởng được trao cho các hộ gia đình văn hóa hay các suất học bổng để nâng bước, động viên học sinh đến trường.
Trên cơ sở tổng kết 20 năm tổ chức ngày hội, năm nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục triển khai, đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng tổ chức ngày hội đảm bảo thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, trọng tâm là địa bàn khu dân cư; nêu cao tinh thần, trách nhiệm, ý thức cộng đồng của mỗi người dân. Nhất là, tổ chức ngày hội gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở cơ sở và hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", an sinh xã hội, trọng tâm là Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau"... Tất cả đã tạo nên một ngày hội thật sự trọn vẹn, thiết thực và nhiều ý nghĩa.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, đã huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Nổi bật, MTTQ và các tổ chức thành viên trong tỉnh tích cực vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả. Trong 2 năm qua, toàn tỉnh huy động nhân dân đóng góp 669.883 m2 đất để xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa... với trên 30.520 ngày công lao động. Ngoài ra, còn nhiều tài sản, vật liệu tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp, HTX, nhân dân đóng góp.
Ông Lê Đình Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, chia sẻ: Sức lan tỏa mạnh mẽ của Ngày hội đại đoàn kết đã góp phần phát huy vai trò, thế mạnh của các tổ chức thành viên trong việc vận động đoàn viên, hội viên tham gia tổ chức, thực hiện các nội dung của Ngày hội. Tuyên truyền để đông đảo người dân hiểu hơn về lịch sử, truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, về những kết quả đạt được trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, những gương người tốt, việc tốt; chú trọng phát hiện, tôn vinh và biểu dương những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, các mô hình hữu ích cho cộng đồng...
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của chính quyền các cấp, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tổ chức thành viên và đông đảo nhân dân, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh ngày một đáp ứng được yêu cầu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới./.