DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Hành vi sàm sỡ ở nơi công cộng có bị xử phạt hành chính không?

Theo điểm đ Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Như vậy, người nào có hành vi sàm sỡ người khác sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Sàm sỡ người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Ngoài trách nhiệm hành chính mà người thực hiện hành vi phải chịu thì nếu hành vi sàm sỡ có mức độ gây xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác căn cứ theo các yếu tố dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Theo đó, cấu thành về tội này bao gồm hành vi khách quan đối với việc sàm sỡ gây nên hậu quả là xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Ví dụ: Đụng chạm, làm lộ những bộ phận nhạy cảm; lột quần, áo của nạn nhân,…

Mức độ nghiêm trọng của hành vi trên cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau thì mới xem xét đến việc khởi tố về mặt hình sự đối với hành vi này như:

Người phạm tội với lỗi cố ý khi thực hiện hành vi sàm sỡ. Mặc dù biết hành vi này sẽ gây ra hậu quả cho người khác nhưng họ vẫn cố tình thực hiện thì đây là lỗi cố ý.

Hành vi sàm sỡ xâm phạm đến quyền cơ bản về thân thể, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác.

Như đã phân tích ở trên, đây là những quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ.

Người thực hiện hành vi này phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Đối với hành vi sàm sỡ đủ yếu tố cấu thành về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sẽ bị khởi tố ở 03 khung hình phạt sau:

Lưu ý: Đối với người phạm tội này còn bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là bài viết về: Sàm sỡ là gì? Hành vi sàm sỡ có bị phạt tù không?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.