Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam và những con số biết nói

Ngành nuôi trồng thủy sản được công nhận là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp 4 – 5% vào GDP quốc gia. Nhìn lại những năm qua, nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã mang về nhiều thành tựu ấn tượng, khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,77%/ năm. Với đà tăng trưởng đều đặn này, Việt Nam đã được thế giới biết đến về năng lực sản xuất, trở thành quốc gia đứng thứ tư thế giới về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản – theo ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản thông tin.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng trưởng vượt bậc 31% trong giai đoạn 2018 – 2023, từ 4,1 triệu tấn lên 5,4 triệu tấn. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng đạt mức ấn tượng với 1,3 triệu ha nuôi nội địa và 9,5 triệu lồng nuôi biển vào năm 2023.

Nổi bật trên bản đồ xuất khẩu thủy sản toàn cầu, Việt Nam đang giữ vững vị trí thứ ba, chỉ sau hai “ông lớn” Trung Quốc và Na Uy, với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD trong năm 2023 –  theo thứ trưởng Phùng Đức Tiến (Bộ NN và PTNT).

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng trong ba tháng đầu năm 2024, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1.9 tỷ USD, tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới, Việt Nam chiếm 13 – 14% thị phần xuất khẩu tôm toàn cầu, và tôm Việt đã có mặt tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn nữa, Việt Nam tự hào là nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới.

Hướng đi nào bền vững cho ngành nuôi trồng thuỷ sản?

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, ngành thủy sản Việt Nam đã xác định phát triển bền vững sẽ là mục tiêu hàng đầu. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành thuỷ sản hiện đang chú trọng vào 3 hướng phát triển chính, đó là giảm khai thác, tăng nuôi trồng, và bảo tồn biển.

Để giảm cường độ khai thác, đánh bắt thì cần tăng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Với hơn 1 triệu km2 diện tích vùng biển, tiềm năng phát triển nuôi biển của Việt Nam vô cùng to lớn. Tuy nhiên, diện tích nuôi biển hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước.

Để khai thác tối đa tiềm năng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1664/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha với 12 triệu m3 lồng nuôi. Hơn nữa, sản lượng mục tiêu là 1,45 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1,8 – 2 tỷ USD.

Những tiềm năng và lợi thế vượt trội của nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam

Ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam đạt được những dấu ấn mạnh mẽ phần lớn nhờ vào những lợi thế vượt trội về tự nhiên, sự đóng góp của khoa học công nghệ, và những đột phá trong việc phát triển những con giống chất lượng cao.

Việt Nam sở hữu đường bờ biển 3.260km trải dài Bắc – Nam, với diện tích vùng biển khoảng 1 triệu km2 cùng mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình nuôi trồng thủy sản.

Trong giai đoạn 2018 – 2022, ngành thuỷ sản Việt Nam đã xây dựng thành công 56 quy trình sử dụng công nghệ tiên tiến cho nuôi trồng, sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản,…

Đối với công nghệ nuôi trồng, Việt Nam đã triển khai các hệ thống nuôi trồng tiên tiến như hệ thống tuần hoàn nước (RAS), hệ thống nuôi trồng đa dinh dưỡng tích hợp (IMTA), công nghệ nuôi thâm canh, góp phần cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu chất thải và nâng cao năng suất.

Ngành còn chú trọng phát triển các công thức thức ăn chăn nuôi chuyên dụng cho từng đối tượng thuỷ sản nuôi, giúp cải thiện hiệu quả tăng trưởng và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển hóa thức ăn cho vật nuôi.

Nổi bật nhất là những đột phá trong việc phát triển con giống. Các nhà khoa học đã chọn tạo thành công 23 giống cá, tôm có chất lượng vượt trội với tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ kháng bệnh cao. Công nghệ sản xuất giống cho các loài thuỷ sản chủ lực cũng đã được cải thiện, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nội địa.

Hơn nữa, Việt Nam đã sản xuất thành công nhiều loại chế phẩm sinh học, ứng dụng hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng nước ao nuôi, phòng chống dịch bệnh, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của con giống.

Nắm lấy cơ hội phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản tại triển lãm Aquaculture Vietnam 2024

Aquaculture Vietnam 2024 – Triển lãm Quốc tế Chuyên ngành Thuỷ sản tại Việt Nam – là một điểm đến toàn diện cho ngành thuỷ sản, quy tụ hơn 100 đơn vị triển lãm và 4000 khách tham quan đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là một cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp được kết nối trực tiếp với một lượng lớn các đối tác và khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật các giải pháp và công nghệ tiên tiến, bền vững trong ngành nuôi trồng thuỷ sản thông qua những hội thảo kỹ thuật được tổ chức tại triển lãm.

Aquaculture Vietnam 2024 sẽ diễn ra đồng thời cùng triển lãm Vietstock 2024 – Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản & chế biến thịt tại Việt Nam – vào ngày 09 đến 11 tháng 10 tại SECC, quận 7, Tp. HCM. Đặt gian hàng ngay hôm nay!

Đặt Gian Hàng: Ms. Sophie Nguyen – [email protected]

Hỗ Trợ Tham Quan: Ms. Phuong – [email protected]

Hỗ Trợ Truyền Thông & Marketing: Ms. Anita Pham – [email protected]